HHHHHH

Giáo dục sớm - Phương pháp Montessori (P2)

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013
Phương pháp Montessori được dựa vào những điểm thiết yếu là:

Trẻ em cần nhận được sự trân trọng của người lớn như những cá thể riêng biệt.
Trẻ em có một sự nhạy cảm đặc biệt kèm theo khả năng trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường bên ngoài mà không giống như của người lớn cả về năng lực và cấp độ.
Sáu năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian quan trọng nhất tạo tiền đề cho sự phát triển sau này khi mà từ việc học mà chơi , chơi mà học trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen học tâp nghiêm túc.
Trẻ nhỏ có niềm ham mê khám phá ngay từ khi còn rất nhỏ nên chúng cần người lớn hướng dẫn những hoạt động có chủ đích . Tuy nhiên chúng hoạt động không  như cách người lớn hoàn thành công việc của mình mà đơn giản chỉ là thích hoạt động mà thôi . Nhưng thông qua những hoạt động đó sẽ giúp trẻ đạt được mục tiêu quan trọng nhất : đó là tự mình phát triển bản thân đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần.

Giáo cụ



Các giáo cụ giảng dạy cần hỗ trợ cho sự hình thành bên trong của trẻ. Giáo cụ phải phù hợp với nhu cầu bên trong của trẻ. Điều này có nghĩa là giáo cụ học tập cần được áp dụng vào đúng thời điểm theo sự phát triển của trẻ.

Mỗi một giáo cụ cần có một mục đích cụ thể và có ý nghĩa đối với trẻ.
Các giáo cụ được phát triển từ đơn giản đến phức tạp về nội dung và hình thức.
Các giáo cụ được thiết kế để chuẩn bị gián tiếp cho việc học tập trong tương lai của trẻ.
Các giáo cụ được bắt đầu như một biểu hiện ở dạng vật chất về một ý tưởng và sau đó trở nên trừu tượng hơn.
Chất liệu của giáo cụ được thiết kế cho sự tự học, tự khám phá của trẻ. Sự kiểm soát các lỗi nằm ở chính chất liệu, chứ không phải ở giáo viên.
Chương trình

Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực:

Thực hành cuộc sống: Trẻ được học cách thắt dây giầy và mặc áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn và uống đơn giản, tự đi vệ sinh và có thể tự dọn dẹp sau khi dây bẩn.
Giáo dục phát triển giác quan: Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện.·
Nghệ thuật ngôn ngữ : Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận mặt chữ và tô chữ - thời kỳ đầu chuẩn bị để học đọc, đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết.
Toán học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số thông qua các tài liệu giảng dạy do giáo viên phát.
Các chủ đề về văn hoá: Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc, chuyển động, khoa học và nghệ thuật.

1. Cuộc sống thực tế.

Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công việc "thực tế". Trước tiên, trẻ được dạy cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động phức tạp hơn như rửa tay, lau đĩa, đánh giầy, lau gương. .v.v.. Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng cường được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay. Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc chúng đang làm. Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc cách trổi vượt đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.

2. Về giác quan hay cảm giác:

Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có mùi vị giống nhau thông qua việc dùng ống trụ để ngửi....

3. Ngôn ngữ :

Trẻ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo mỗi chữ cái và phát cái âm của chữ đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa. Thậm chí các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời, trẻ cũng được cung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để trẻ thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên những giấy to như tờ báo. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ đó được gưỉ về gia đình của trẻ...

4. Toán học:
Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống như các chữ cái cát trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giới thiệu về phép cộng và trừ, khi đó trẻ sẽ dùng những chất liệu trên để hình dung ra câu trả lời. Khi trẻ đã thành công với phép cộng và trừ, chúng sẽ được dạy nhân và chia, điều này phục thuộc vào mối hứng thú và khả năng của trẻ.. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời, do đó trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.

5. Địa lý:
Đầu tiên trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu đất và phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng cụ thể đối với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt, trẻ sẽ học tên và địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng bao lâu sau trẻ sẽ có cảm giác cụ thể giúp cho sự hình dung ra thế giới của chúng và nơi chúng đang sống....

"Mục đích của chúng tôi là không chỉ làm cho trẻ hiểu, nhưng lại không buộc trẻ phải ghi nhớ chúng, trái lại, chúng tôi chạm đến sự tưởng tượng của trẻ để thúc đẩy tiềm năng nội tâm của trẻ." Dr. Maria Montessori

Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ xung, hỗ trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định một hoạt động - được gọi là "công việc" – theo sở thích của mình. Những sự lựa chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai... Sau khi trẻ làm xong "công việc", chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang "công việc" khác. Lịch sinh hoạt hàng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc theo nhóm.

Khi hướng dẫn trẻ thì giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ một hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất cả các trao đổi về "công việc" thì là do các trẻ với nhau. Trong các trường áp dụng phương pháp Montessori, giáo viên không phải là Người Hướng Dẫn duy nhất. Trẻ lớn hơn có thể giúp trẻ bé hơn làm thuần thục một kỹ năng mới. Đó là lý do mà mỗi lớp học đều bao gồm 2-3 độ tuổi khác nhau.

Nhận xét

Montessori là một phương pháp giáo dục hiệu quả và nổi tiếng, rất phổ biến ở Mỹ, Canada, Ấn Độ. Tuy vậy, do Montessori không đăng ký bản quyền cho phương pháp của mình nên việc xác định một lớp hay trường có thực sự dạy theo phương pháp này theo như quảng cáo hay không là công việc khá khó đối với phụ huynh học sinh. Nhiều khi phụ huynh chỉ bị hấp dẫn bởi cái tên hay vì sự đồn đại kháo nhau chứ không hiểu thực sự phương pháp Montessori là gì, cụ thể thế nào, và cũng không có một cấp thẩm quyền nào quan tâm đến việc này, vì chính họ cũng mơ hồ không kém các bậc cha mẹ. Thường họ chỉ chú trọng đến các trang thiết bị, và cơ sở vật chất, nếu thấy na ná như các giáo cụ của Montessory là được rồi, mà không hiểu rằng, giá trị của phương pháp này không nằm ở đó.

Một vấn đề nữa mà phụ huynh học sinh cần lưu ý là việc cho con cái theo học trường hay lớp theo phương pháp Montessori chỉ đạt hiệu quả cao khi môi trường gia đình cũng tương thích với phương pháp đó. Việc tạo ra một môi trường gia đình tương thích với môi trường giáo dục Montessori do vậy rất quan trọng, để tránh những tình huống nhà trường dạy một đằng về nhà bố mẹ đòi hỏi một nẻo. Ví dụ, trẻ em theo học trường Montessori thường được nhiều tự do, tự chủ, lựa chọn nhiều hơn. Nếu về nhà, bố mẹ lại áp đặt làm thay hết mọi thứ thì việc học của trẻ chả còn mấy hiệu quả nữa.

Việc cho con cái đi học theo phương pháp Montessori đòi hỏi phụ huynh phải thay đổi chính mình. Cách nhìn truyền thống về trẻ em so với cách nhìn của Montessori khác nhau. Theo truyền thống, trẻ em là đối tượng cần được người lớn dạy dỗ truyền đạt kiến thức để trưởng thành trở thành người lớn. Theo Montessori thì trẻ em là những ông thợ đang 'xây' mình trở thành những người lớn (he is building himself into an adult), vai trò của người lớn chỉ là hỗ trợ hay tạo điều kiện/môi trường thuận lợi cho điều đó diễn ra. Việc thay đổi góc nhìn này xem ra đơn giản nhưng lại ý nghĩa nó vô cùng to lớn...
Tags: ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn